Bên cạnh cảnh sắc phong phú, Hà Giang còn có nền văn hóa đa dạng nhiều màu sắc. Du lịch không chỉ dừng lại ở việc ngắm cảnh mà còn khám phá văn hóa của các dân tộc. Nét độc đáo trong văn hóa các dân tộc góp phần đưa du lịch Hà Giang phát triển rực rỡ. Hành trình khám phá văn hóa Hà Giang sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.
Đôi nét về văn hóa vùng cao Hà Giang
Nằm ở cực Bắc Tổ quốc, Hà Giang là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Đây là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc anh em với những màu sắc văn hóa khác nhau. Mỗi một dân tộc mang đến cho nơi đây một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình. Tất cả cùng nhau làm cho văn hóa Hà Giang trở nên đa dạng, nhiều màu sắc.
Nét đẹp văn hóa ở Hà Giang được thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, lễ hội, trang phục, nghề truyền thống… Tất cả đều được người dân thể hiện trong đời sống thường nhật và trong các nghi lễ truyền thống.
Văn hóa Hà Giang thể hiện rõ nét nhất ở các lễ hội và trang phục truyền thống. Ở Hà Giang, có rất nhiều lễ hội nổi tiếng mang ý nghĩa sâu sắc với đời sống người dân. Có thể kể đến một số lễ hội như lễ hội Gầu Tào của người Mông, lễ hội Cấp Sắc của dân tộc Dao, lễ hội Lồng Tồng của người Tày… Trang phục của các dân tộc cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ, giữa trang phục ngày thường và trang phục lễ hội.
Bên cạnh đó, Hà Giang còn có hơn 22 di sản văn hóa được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: chùa Sùng Khánh, di tích kiến trúc nhà họ Vương, danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con…cùng nhiều điểm đến mang giá trị văn hóa khác.
Khám phá nét đẹp văn hóa các dân tộc ở Hà Giang.
Văn hóa Hà Giang là sự hội tụ văn hóa của các dân tộc sinh sống nơi đây. Mỗi một dân tộc sẽ mang đến một nét đẹp văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc mình. Hãy cùng khám phá nét độc đáo trong văn hóa của một số dân tộc sau:
Văn hóa người Mông
Ở Hà Giang, dân tộc Mông chiếm hơn 34% dân số toàn tỉnh với hai nhóm chính là người Mông trắng và Mông hoa. Người Mông có thói quen sống tập trung với nhau ở các huyện miền núi phía Bắc như Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và hai huyện phía tây Hoàng Su Phì, Xín Mần. Bên cạnh đó, họ thường cư trú xen kẽ với các dân tộc như Dao, Lô Lô, Tày, Nùng. Chính điều này đã làm cho nền văn hóa của người Mông trở nên đa dạng khi giao thoa văn hóa với các vùng miền khác.
Người Mông rất giỏi trong việc đan lát, dệt vải lanh chính vì vậy trang phục của họ có nét đặc sắc riêng. Trang phục với màu sắc sặc sỡ, nét hoa văn riêng biệt, có nhiều phụ kiện đi kèm. Nam và nữ sẽ có những loại trang phục khác nhau, trang phục ngày thường cũng khác trang phục dịp lễ hội. Đây chính là điểm đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Mông.
Người Mông cũng có sự kế thừa và phát triển các tập tục văn hóa của dân tộc mình. Các tập tục gắn liền với đời sống của họ như thờ cúng, hôn nhân, ma chay, cưới hỏi… Bên cạnh đó, họ còn có những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Gầu Tào, chợ tình Khâu Vai.
Văn hóa người Dao
Ở Hà Giang, dân tộc Dao chiếm 14,29% dân số toàn tỉnh. Người Dao ở Hà Giang có 4 nhánh gồm: Dao Áo Dài, Dao Đại Bản, Dao Tiểu Bản và Dao Quần Trắng. Khác với người Mông, người Dao có tập tính sống gần nguồn nước. Địa bàn sinh sống chủ yếu của họ ở các huyện: Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Quản Bạ, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Yên Minh.
Là dân tộc định cư lâu đời ở Hà Giang và sống thành làng bản nên người Dao vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Người Dao được đánh giá là dân tộc bảo tồn và lưu giữ nhiều loại hình văn hóa mang đậm nét đặc trưng riêng biệt nhất trong các dân tộc sinh sống ở Hà Giang.
Văn hóa của người Dao được thể hiện thông qua tiếng nói, trang phục, lễ hội truyền thống, tập quán tín ngưỡng… Người Dao có nhiều lễ hội độc đáo trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch. Lễ hội được đánh giá là đặc sắc và mang dấu ấn nhất đó chính là lễ hội Cấp Sắc. Bên cạnh đó người Dao có một kho tàng truyện cổ dân gian rất đa dạng và trò chơi dân gian độc đáo.
Văn hóa người Tày.
Một trong những dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời nhất ở Hà Giang đó chính là dân tộc Tày. Đây cũng là dân tộc có số dân đông thứ hai sau người Mông, chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh. Ở Hà Giang, dân tộc Tày tập trung sinh sống chủ yếu ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên.
Văn hóa người Tày có nhiều nét đặc sắc thể hiện trong chính cuộc sống hàng ngày của dân tộc mình. Điều này góp phần vào sự đa dạng của văn hóa Hà Giang. Cũng như các dân tộc khác, văn hóa người Tày thể hiện trên nhiều mặt như trang phục, lễ hội, ẩm thực, phong tục tập quán… Tuy nhiên, điểm thể hiện rõ nét nhất văn hóa người Tày là các lễ hội truyền thống.
Người Tày có rất nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Tuy nhiên, lễ hội mang đậm dấu ấn nhất đó chính là lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội lớn và mang nhiều ý nghĩa đối với dân tộc Tày.
Nhà xe Bằng Phấn cùng bạn du lịch văn hóa Hà Giang
Văn hóa Hà Giang chính là sự kết tinh văn hóa của các dân tộc sinh sống nơi đây. Chính vì vậy, du lịch văn hóa là hành trình tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa của các dân tộc. Hành trình này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nền văn hóa, nét đẹp của từng dân tộc và đời sống của con người nơi mảnh đất địa đầu Tổ Quốc.
Đồng hành cùng các bạn trên hành trình khám phá Hà Giang đó chính là nhà xe Bằng Phấn. Với phương tiện hiện đại, sự phục vụ nhiệt tình cùng với dịch vụ đẳng cấp nhà xe Bằng Phấn sẽ đồng hành cùng du khách trên mọi cung đường của Hà Giang. Hãy liên hệ với nhà xe Bằng Phấn qua hotline: 1900.9389 – 0917.898.898 hoặc qua Website: https://xebangphan.vn/ để chuyến khám phá văn hóa Hà Giang của bạn với thật nhiều trải nghiệm phong phú.
Với sự đa dạng của các nền văn hóa đã góp phần làm cho văn hóa Hà Giang thêm đặc biệt. Bên cạnh bảo tồn các giá trị truyền thống, du lịch văn hóa còn góp phần đưa văn hóa, tập tục tốt đẹp đến khắp mọi nơi, làm tăng giá trị trải nghiệm của du khách. Hãy đến Hà Giang, tự mình khám phá và trải nghiệm.